Bơm màng khí nén aro là một thiết bị công nghiệp điển hình, hoạt động bằng khí nén với nguyên lý khá đơn giản. Vậy cấu tạo bơm màng khí nén như thế nào ? Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
BƠM MÀNG KHÍ NÉN LÀ GÌ ?
Bơm màng ngày nay được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp – hóa chất. Bơm màng tên tiếng anh là Diaphragm pump. Bơm màng dịch chuyển tích cực, sử dụng kết hợp hoạt động tương hỗ của màng ngăng cao su.
Hiểu một cách đơn giản đây là loại thiết bị sử dụng màng để bơm chuyển hóa chất nhờ tác dụng của khí nén. Sử dụng áp lực của khí nén tác động lên và truyền lực cho chất bơm. Nó chuyên dùng để bơm các loại hóa chất, các dung môi có tính ăn mòn cao. Tuy nhiên vẫn có thể đảm bảo được độ an toàn cho thiết bị.
XEM THÊM: Bơm màng khí nén aro
CẤU TẠO CỦA BƠM MÀNG KHÍ NÉN
Cấu tạo của bơm màng khá đơn giản, gồm 4 bộ phận:
CỔNG BƠM HAY CÒN GỌI LÀ KẾT NỐI VỚI ÔNG DẪN CHẤT LỎNG
Bộ phận này gồm 2 ống có vai trò hút – xả chất lỏng. Có khả năng vận động linh hoạt để xoay chuyển theo nhiều hướng khác nhau. Ngoài ra cổng bơm được sử dụng khá đơn giản và rất dễ để lắp đặt. Có 2 loại cổng bơm chính: cổng bơm đôi và bơm đơn.
BUỒNG BƠM
Buồng bơm hoặc thân bơm gồm 2 buồng chứa, được dùng để chứa chất lỏng. Đây là nơi tiếp xúc với chất lỏng nhiều nhất nên có khả năng chống gỉ, ăn mòn…
MÀNG BƠM VÀ VAN BI BƠM
Màng bơm có 2 màng. Đây là thiết bị được dùng để ngăn cách chất lỏng với không khí. Chúng được vận hành luân phiên để điều áp khoang không khí hay và hút các chất lỏng cần bơm. Bên cạnh đó, van bị của bơm màng có nhiệm vụ điều chỉnh dòng chảy của chất lỏng theo chu kỳ nhất định.
VAN KHÍ
Van khí bơm màng được sử dụng để phân tán khí nén sang hai bên buồng khí. Kích thích hoạt động của màng bơm. Đặc biệt chúng có khả năng tự bôi trơn trong quá trình sử dụng.
PHÂN LOẠI BƠM MÀNG
Người ta dựa vào rất nhiều yếu tố khác nhau để phân loại bơm màng. Hiện nay có 3 loại đucợ sử dụng phổ biến nhất là:
BƠM MÀNG KHÍ NÉN
Được làm bằng vật liệu cao su, nhựa dẻo hoạt động nhờ cơ chế của lực nén. Dòng bơm này được sử dụng để vận chuyển các chất lỏng: hóa chất, bùn loãng, đất sét…
XEM THÊM: Máy ép bùn trục vít
BƠM MÀNG THỦY LỰC
Hoạt động do động cơ điện hoặc mô tơ. Bơm màng thủy lực được ứng dụng với các chất:
- Xăng – dầu
- Nước cứu hỏa
- Nước sinh hoạt
- Công nghiệp hóa chất và thực phẩm
- …
BƠM MÀNG CƠ KHÍ
Hoạt động bằng liên kết cơ học piston đơn giản được gắn trực tiếp vào màng ngăn. Một cơ cấu quay chuyển động qua lại của liên kết gắn vào màng.
ƯU ĐIỂM CỦA BƠM MÀNG
- Bơm màng vận hành theo cơ chế tự mồi, với áp suất và lưu lượng bơm khá đa dạng. Máy bơm có thể bơm những loại chất lỏng có tỉ trọng lớn nhưng không làm biến dạng những vật liệu bơm. Khi vận hành, bơm màng không cần sử dụng van giảm khí. Và nó cũng không sinh ra nhiệt khi hoạt động.
- Khi áp suất đầu xả lớn hơn hoặc bằng áp suất khí đi vào. Bơm sẽ tự ngừng hoạt động để đảm bảo độ an toàn cho người dùng.
- Bên cạnh đó, loại bơm màng không cần sử dụng chi tiết về sản phẩm cơ khí nào. Hoặc một số thiết bị làm kín để hạn chế rò rỉ ra ngoài.
- Sản phẩm này được sử dụng khá dễ dàng. Mang lại hiệu quả làm việc cao và độ an toàn tuyệt đối. Nhờ có cấu tạo đơn giản nên việc lắp đặt, tháo lắp của loại máy này khá đơn giản.
- Các thiết bị, chi tiết của bơm màng có thể dễ dàng tìm kiếm để thay thế. Ít tốn kém hơn so với các dòng bơm khác rất nhiều.
- Đặc biệt, dòng bơm này có thể phù hợp với đa số các chất có độ nhớt cao. Thích hợp với môi trường đòi hỏi đọ an toàn cao và tránh rủi ro cháy nổ.
NHƯỢC ĐIỂM CỦA BƠM MÀNG
- Vì có xung động nhỏ nên nó dễ dẫn đến hư hỏng thiết bị
- Bên cạnh đó, màng bơm có thể bị rách nếu chất bơm có chứa cặn hoặc các vật nhọn
- Ngoài ra, giá thành cao cũng là một nhược điểm của bơm màng so với các sản phẩm khác.